Đạo đức và ngôn hạnh là gốc của sự giáo hóa, nhân nghĩa và lễ pháp là ngọn của sự giáo hóa. Không có gốc thì chẳng hay đứng được, không có ngọn thì chẳng hay thành được. Nên nói: Người học đạo thì giữ gìn ngôi Tự Viện, ngôi Tự Viện thì giữ gìn đạo đức vậy.

Bậc Tiên Thánh thấy người học đạo không hay tự trị được nên mới kiến tạo Tự Viện để họ có chỗ an trụ, suy cử người trụ trì để thống lãnh họ.  Nhưng cái tôn của Tự Viện không phải là vì trụ trì, không phải là vì người học đạo, càng không phải vì cơm áo, vật dụng, thuốc thang đầy đủ,… mà chính là vì làm hưng thạnh cái đạo của Phật Tổ.  Bởi thế, người khéo trụ trì trước hết phải tôn sùng đạo đức, gìn giữ ngôn hạnh.  Người khéo học đạo tất nhiên phải biết giữ nhân nghĩa, tuân lễ pháp vậy.