D Ẫ N N H Ậ P | 1
Cổ thánh tiên hiền dạy bảo người học, đọc sách trước hết phải lập chí. Lập chí là chúng ta đời này phải có một phương hướng, phải có một mục tiêu. Tục ngữ nói: “chí tại thánh hiền”. Thế nào gọi là thánh? Sao gọi là hiền? Ý nghĩa của thánh hiền là dạy phải làm người thiện, người tốt, mà không phải làm người sang, người giàu. Ý nghĩa của chữ thánh cùng chữ thần rất gần nhau. Cho nên chúng ta thường đem hai chữ thánh và thần liên hợp lại mà nói “thần thánh” hay “thánh thần”. Ý nghĩa hai chữ này là đối với chân tướng vũ trụ nhân sanh, chân chánh minh bạch triệt để rồi, thì hạng người này chúng ta xưng là thần thánh. Do đây có thể biết, ý nghĩa của thần thánh là làm người minh bạch mà không phải làm người hồ đồ. Chân chánh minh bạch rồi, thì sẽ hiểu được chúng ta sanh từ đâu đến, chết sẽ đi về đâu. Không chỉ đối với việc này minh liễu rõ ràng, mà công
hạnh không ngừng hướng lên đề thăng, thì “quá khứ vô thủy, vị lai vô chung” thảy đều minh bạch thấu hiểu. Những người này, trong Phật giáo giảng là “minh tâm kiến tánh”. Cái này, người thế gian không tài nào tưởng tượng nổi. Nhưng mà cổ thánh tiên hiền của Trung Quốc, chư Phật, Bồ-tát ở Ấn Độ. Các ngài bảo chúng cho ta rằng: cái này là khả năng, không chỉ là khả năng, mà là bản năng. Xưa nay vốn là như vậy. Cho nên trong kinh Phật giảng: “nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật”.
Do đây có thể biết, Thánh hiền giáo dục đâu có gì khác ngoài việc giúp đỡ mọi người khôi phục lại bản năng. Giáo nghĩa là hiểu biết rồi đem dạy cho người sau cùng biết, giác ngộ rồi lại khiến kẻ sau đồng giác. Các ngài minh bạch rồi, chúng ta đây là những người chưa minh bạch. Các ngài lại giúp đỡ chúng ta. Giúp đỡ chúng ta khôi phục tự tánh vốn đầy đủ đại trí đại giác, đây gọi là “giáo”. Chỉ có tri giác mới có thể giải quyết vấn đề. Chữ “Tri” là nhận biết, trong Phật pháp gọi là “giải môn”. Còn “Giác” là “hành môn”. Hành môn biểu hiện ở trong sinh hoạt thường ngày chính là “lục hòa kính”. Nói cách khác, thực hành ở trong sinh hoạt cùng với mọi người mọi vật đều xử sự đến chỗ hoàn hảo nhất, chung ở hài hòa đến tối viên mãn, không có chút khiếm khuyết nào, người này là người hoàn
mỹ nhất trong trời đất. Người này chúng ta xưng làm “Thánh nhân”, “Thần nhân”. Các ngài có thể làm được tốt như vậy, hoàn toàn nương vào trí. Ngài biết được quá rõ ràng, quá minh bạch rồi, biết được vũ trụ nhân sanh lại là sự việc gì! Cho nên ngài có thể hài hòa chung ở, còn chúng ta tại làm sao không thể? Bởi do chúng ta vô tri. Do vô tri nên chúng ta mới sanh ra mê hoặc, sanh ra hiểu lầm, khiến xẩy ra rất nhiều phiền phức. Chúng ta có số người cho đó là “Nghiệp chướng.” Trí huệ khai mở rồi thì nghiệp chướng liền hóa giải. Cho nên Thánh Hiền giáo dục, chính là ở trong sinh hoạt hằng ngày, hành vi của các ngài chỉ dẫn cho chúng ta hoàn toàn là xuất phát từ chân thật trí huệ. Cho nên chúng ta ngàn vạn lần chớ nên hiểu lầm. Cho rằng đây là giáo điều của các ngài. Câu thúc chúng ta. Thế là hoàn toàn sai rồi. Bạn căn bản không nhận biết được Thánh hiền. Thánh
hiền xưa nay chưa từng câu thúc lấy một ai, cũng chưa từng lập một pháp bắt người phải làm.
Phật ở trên kinh luận giảng được rất rõ ràng: “Chư Phật Bồ-tát bất lập nhất pháp.” Chỗ nói chỗ làm, chỗ dạy bảo đều là xuất từ tự tánh. Tự tánh của ai? Là tự tánh tự mình, bổn lai chỉ là như thế. Nên bảo rằng: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Bổn thiện đó là tự tánh của bạn. Cái thiện đó là cứu cánh viên mãn của thiện, không phải thiện của thiện ác. Thiện của thiện ác là tương đối , là đệ nhị nghĩa, còn đây là đệ nhất nghĩa. Cho nên chúng ta phải lập chí làm Thánh, làm Hiền, phải lập chí làm Phật, làm Bồ-tát. Thánh hiền giáo huấn cho chúng ta. Tóm lại mà nói không ngoài hai môn: Giải môn và hành môn. Hai môn quyết định phải hợp nhất. Trong giải môn cũng có giảng hành. Trong hành môn cũng có giảng giải. Tất cả kinh đều không ngoại lệ. Bậc thánh hiền giáo huấn phần
giải môn nói được nhiều hơn so với hành môn. Giải hành phải tương ứng. Chúng ta mới có đủ khế nhập. Giải và hành nếu mất đi một tiết thì không nhập môn rồi. Hàng sơ học cần đặc biệt coi trọng hành môn, nếu như không thể chân chánh ở trên hành môn hạ thủ công phu, bạn sẽ không thể nào hội nhập được. Dù lão sư rất giỏi, thiện tri thức rất tốt đều không giúp được. Cho nên giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, chúng ta xưng làm “sư đạo”. Sư đạo nhất định kiến lập ở trên cơ sở hiếu đạo. Nhà Phật khai giảng, “Tịnh nghiệp tam phước”. Đây là khởi điểm của Phật pháp giáo học. Câu thứ nhất giảng: “hiếu dưỡng phụ mẫu”. – Thuộc về hiếu đạo…Câu thứ hai: “phụng sự sư trưởng”. –là Sư đạo. Sau đó hai câu: “Từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” là sư đạo cùng hiếu đạo thực hành. Hai
câu nói này là toát yếu cuả “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”. “A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung Kinh” cũng là phần thực hành của hiếu đạo cùng sư đạo. Nội dung của kinh này cùng “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” hoàn toàn tương đồng. Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là tài liệu bổ sung.
Vậy chúng ta tu học phải bắt đầu từ “Thập Thiện” mà làm. Trong mỗi một người trước hết phải học làm người lành. Làm người lành, tất ở nơi tự mình có được có được một đời sống khoái lạc, sinh hoạt được tự tại, không ưu lự (lo lắng) không phiền não, không dính mắc, một đời sống trong thế giới của thương yêu, sinh hoạt ở trong thế giới cảm ân, là một thứ hạnh phúc không gì bằng. Đối với thế, xuất thế gian tất cả pháp, tất cả người, tất cả vật, tất cả sự sẽ không có oán hận, không có đối lập, không có phân biệt, không có chấp trước, tuy chúng ta vẫn chưa khai ngộ. Trí huệ năng lực cũng chưa đạt được, nhưng sự hành trì hằng ngày của chúng ta cùng Phật,Bồ-tát cũng đã gần như tiếp cận rồi. Đây gọi là học Phật. Chúng ta phải, học tập theo cách sinh hoạt của Phật, Bồ-tát. Nếu như hỏi rằng đây là đạo lý gì? tại sao phải làm như vậy? Phật, Bồ-tát tuy đã nói ra rồi, chúng ta vẫn không hiểu. Ở trong Phật pháp đại thừa kinh giáo thường giảng: Tâm tánh, hư không, pháp giới – là nhất như. Sắc thân quốc độ, chúng sanh – là không hai. Đạo lý chính là như vậy. Đạo lý này cũng dạy chúng ta: tận hư không biến pháp giới là một cái tự kỷ. Trong Thiền Tông chỗ bảo: “Tận hư không biến pháp giới là một con mắt sa môn,” chính là ý này. Chúng ta yêu một người chính là yêu chính mình. Oán hận một người là oán hận tự mình, là chính mình không ai khác. Vì sao? Vì hư không pháp giới chỉ là một tự kỷ.
Cho nên người giác ngộ quyết định không có oán hận, không đối địch, thường sanh hoan hỷ tâm. Chư Phật Bồ-tát là người giác ngộ, lục đạo chúng sanh là người không giác ngộ. Tuy thế vẫn là nhất luật bình đẳng, không có thân sơ xa gần. Nhưng trên sự tướng thì có thân sơ xa gần. Thân sơ viễn cận này là do duyên bất đồng. Chúng ta hiện nay giảng là cơ hội không giống nhau. Nhà Phật xưng làm “cơ duyên”, “duyên phận”. Không phải tánh “lý” có sai biệt, cũng không phải trên “sự tướng” có sai biệt, mà ở nơi “duyên” có sai biệt.
Chúng ta học tập nhất định phải nhớ lấy lời giáo huấn của chư Phật, Bồ-tát làm tiêu chuẩn, tiêu chuẩn đó tự tánh chúng ta vốn đầy đủ, không phải từ bên ngoài đến. Chúng ta nếu khẳng định được điểm này thì hãy nhận chân nổ lực mà học tập. Làm được như vậy thì cùng với tánh đức tương ưng. Tu học như thế mới có đủ khai phát tự tánh. Trong Thiền Tông giảng: “minh tông kiến tánh”. Là đi trên con đường minh tâm kiến tánh. Trong giáo hạ giảng: “đại khai viên giải”. Trong tịnh tông giảng: “lý nhất tâm bất loạn”. Danh tự tuy không giống nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Chúng ta đem phương hướng cùng mục tiêu tu học an định lại nơi đây, như thế là chính xác. Chúng ta tu học phải nhận chân, phải nổ lực, nhất định phải biết, tôi tự mình nổ lực nhận chân học tập như chư Phật, Bồ-tát một lòng từ bi. Thương xót tất cả chúng sanh thì phải giúp đỡ chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh sớm được ngày lìa khổ được vui. Đây chính là nhà Phật thường giảng “tích lũy công đức”.
Chúng ta tự mình phải thật tu, Tức đem quá khứ ô nhiễm của tự mình tẩy sạch sẽ. Những gì ô nhiễm? Là ô nhiễm của tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn, ngũ dục lục trần. Mấy cái này nếu không tẩy sạch bạn sẽ bị chướng ngại, phải nhận chân đem nó tẩy xóa hết. Bạn đạt đại tự tại. Bạn sẽ hội đắc chân giải thoát, trí huệ đức năng của bạn tự nhiên liền hiện tiền. Giáo huấn của Thánh hiền chẳng khó. Khó ở chỗ chúng ta không chịu đem phiền não tập khí của mình tẩy xóa sạch sẽ. Chúng ta ở trong sinh hoạt hằng ngày, lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần vẫn còn tùy thuận tập khí phiền não. Khi nào bạn có thể đem cái này đoạn dứt sạch sẽ thì lúc đó bạn liền thành Phật. Mặc dù vẫn chưa phải là viên mãn Phật, bạn nhất định chứng phần chứng Phật vị. Cho nên chúng sanh Phật tóm lại chỉ tại giữa một niệm. Chỉ coi bạn niệm này có thể chuyển qua được hay không thôi.