Lễ Phép Trong Chùa

LỄ PHÉP TRONG CHÙA

  1. Khi quý thầy tỳ-kheo bố-tát, tụng giới chẳng đặng rình nghe lén, vì như thế thì mắc tội nặng. Bằng mình có việc gấp, thì phải gõ cửa, hoặc tằng hắng  thành tiếng làm cho người biết rồi sau mới được vào.
  2. Nếu thấy thầy tỳ-kheo có chỗ lỗi lầm, chẳng được sau lưng nói kia tốt xấu, cũng chẳng được ở chỗ khuất mắng lén quý thầy, hay cười giỡn trước mặt, nhái tiếng nói, bắt chước hình tướng và dáng đi.
  3. Thấy các bực thầy lớn đi qua chẳng được ngồi, phải mau đứng dậy trừ phi khi đang đọc kinh, khi bệnh, khi ăn cơm, khi làm việc chúng… Lúc đi đường tình cờ gặp quý thầy thì phải đứng khép qua một bên đường, đợi ngài đi qua rồi mình mới đi. Ngài có dạy những điều lợi ích, phải vòng tay đứng nghe rồi lễ tạ ơn.  Nếu mình có lỗi, bị quở trách, không nên trợn mắt mà ngó, phải dịu lời xin tội đem lỗi về mình.
  4. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: nếu khinh dễ chúng tăng, người ấy sẽ đọa sanh trong nhà bần tiện. Tùy chỗ đầu thai, hình tướng sứt mẻ, lưng còm, lùn thấp.  Khi bỏ thân này rồi, sanh về chỗ nào, nhiều bệnh ốm gầy, tay chưng co rút mủ máu chảy đầy cùng thân, thân thịt rời rã, tới trăm nghìn muôn năm chịu cái khổ báo ấy.
  5. Bộ Thành Phạm nói: nấu đồ ăn cho Thầy không luận ngon hay dỡ đều phải sạch sẽ và vừa ý thầy. Phàm dưng trà nước chẳng được nhúng ngón tay vô trong chén, phải hai tay, co bốn ngón dùng sáu ngón, bợ hông chén, bằng thẳng dưng lên cho Thầy.  Thầy dùng xong rồi, thì cũng như phép trước mà rước lấy cái chén.
  6. Bằng khi thầy ngồi một mình, khi đi dạo, khi nhan sắc hòa vui thì nên hỏi. phải đứng một bên, điều hòa, chậm rãi, chí thành thưa hỏi, mỗi chữ rõ ràng và hết lòng nghe nhớ.
  7. Khi nấu đồ ăn muốn thưa thỉnh thì nên tới trước thầy, đứng chắp tay thưa như vầy: xin hòa-thượng xét tưởng, con nay muốn làm đồ ăn, không biết nên dâng món gì? Xin hòa-thượng dạy bảo! Các việc khác cũng giống như đây, nên biết.
  8. Phàm hỏi kinh, hỏi chuyện, phải chìu theo ý Thầy chớ nên dùng theo ý mình. Bằng thầy thân tâm mỏi mệt, không rảnh để trả lời câu chuyện, dạy lui, phải thuận lời thầy dạu mà lui, chẳng nên tâm tình không vui mà mắc phải tội.
  9. Kinh Thiện Cung Kỉnh Phật nói: đệ tử ở chung chỗ với thầy chẳng đặng nói lời thô. Nếu có lỗi lầm gì bị thầy quở trách chớ nên nói trả lại. Thầy không mở lời hỏi, chẳng được vội nói.  Phàm thầy sai khiến, chớ nên trái mệnh. Ở chung chỗ với Thầy, không được có thái độ có tâm không cung kỉnh và nói việc tốt xấu của sư tăng.   Người ngu có những hành vi như vậy thì phải y pháp trị tội.  Dù thầy thật sự có lỗi cũng còn không nên nói, huống chi là không lỗi.  Bằng ở bên thầy mà không có tâm cung kỉnh, chẳng khác nào mình đang để dành riêng cho mình một cái Địa-ngục nhỏ bên cạnh, có tên là “chùy-phát.”
  10. Phàm hầu thầy, thầy chẳng dạy ngồi, chẳng dám tự tiện ngồi, thầy chẳng hỏi chẳng dám thưa trừ mình có việc muốn hỏi.
  11. Muốn kính lạy, bằng thầy bảo thôi, nên nghe lời thầy chớ lạy.
  12. Cho nên trong kinh Thập-giới nói: thuận theo Thầy hay mà học, đặng thấy hằng sa chư Phật, phải vậy.
  13. Tâm Kinh nói: đức Phật dạy: người biết ơn thầy khi thấy Thầy thời vưng thờ, khi không thấy Thầy thời nhớ tưởng lời dạy của Thầy, phải vậy.
  14. Đến Chùa, Tự Viện khác, Thầy lễ Phật, hoặc mình lễ chẳng đặng tự chuyên đánh khánh, đánh chuông.
  15. Khi uống trà nước chẳng nên một tay tiếp chào người.
  16. Bằng khi mình thỉnh chuông, trước phải tưởng bài kệ: “nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông. Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác.”
  17. Giữ đạo đức mà người không biết, đó là tự vui với tánh mình. Mình sẵn có tánh và mạng, nhọc gì phải coi bói cùng xem khoa.
  18. không được tay nhớp mà cầm nắm kinh điển.
  19. Chánh để thờ Phật, kính hình Phật như kính Phật còn tại thế, vô sự không nên lên chánh điện dạo chơi, chẳng dạo chơi quanh tháp, chẳng nhân việc quét đất, và dâng hương cúng nước, dẫu có phước hà sa cũng tiêu.
  20. Chẳng được đem nón, gậy các món dựng vào vách điện Phật.
  21. Kinh Bách Duyên nói: quét đất thì được năm món công đức: (1) trừ tâm nhơ của mình. (2) trừ nhơ cho người. (3) bỏ tánh kiêu mạn. (4) trừ dẹp vọng tâm. (5) tăng trưởng công đức, được sanh cõi lành.
  22. Chẳng được trước Thánh-tượng, và nơi pháp-đường xách đồ dơ đi thẳng qua.
  23. Thiên Thành Phạm nói: luận như người vì chánh-pháp cầu thầy, không ai là không biết xét. Giả sử chỗ kiến thức của ta chưa rộng, ta hãy dè dặt chớ nên nghe theo lời người mà liền tính chỗ trọng, chỗ khinh, chỗ thân, chỗ sơ.  Bằng cứ thật mà nói, cánh cửa Phật-tổ đóng kín đã lâu.  Mà nay nói đi các nơi xa tìm thầy, cầu được bực thầy đúng pháp, ấy chỉ là phảng phất (hơi giống giống) cũng đã là ít có rồi vậy!
  24. (Trong Đại-luật nói: thăm nuôi người bệnh có năm món công đức, nhưng cần phải hết lòng mới được. (1) phải biết món đáng ăn và món không đáng ăn. (2) chẳng nhờm gớm đồ đại tiểu tiện và đàm dãi. (3) có lòng từ thương xót, chẳng vì danh lợi. (4) hay lo liệu thuốc thang cho đến ngày lành mạnh hoặc giờ phút lâm chung. (5) hay vì người bệnh mà thuyết pháp khiến người sanh tâm hoan hỷ.
  25. Mỗi khi đánh chuông, phải đánh chẫm rãi, tiếng trước vừa dứt, mới tiếp tiếng sau.
  26. Kinh Tăng Nhứt A Hàm nói: bằng khi đóng chuông, nguyện tất cả các khổ trong đường ác, đều được đình dứt. bằng ai nghe tiếng chuông và khen ngợi bài kệ, trừ được 500 ức kiếp tội sanh tử.
  27. Bông cúng Phật lựa bông nở tròn đủ, tươi đẹp, chẳng được ngửi trước, bỏ bông héo phải cúng bông mới. bông héo chẳng nên bỏ dưới đất giậm đạp, phải để chỗ khuất.
  28. Kinh Yếu Dụng Tối nói: mũi ngửi vị hương, do bớt cái mùi thơm của hương, không có phước đức. Chính mắc đọa trong “địa-ngục Ba-đầu-ma đời đời lỗ mũi không biết mùi hương.”
  29. Kinh Nhựt Vân nói: hương chưa cháy hết, bỏ dưới đất giậm đạp mắc cái tội Diệt-khí (quăng bỏ) 500 năm đọa trong địa-ngục phất-thỉ (nhơ bẩn).
  30. Kinh Thập Giới nói: lư hương, bình bông đều phải lau cho sạch, lúc bẻ bông và cành dương, phải chú nguyện sơn-thần, thủy-thần, và thọ-thần, chẳng được nhổ gốc rễ, …
  31. Dẫu bị những người phi pháp chê bai cũng phải nhẫn nại, lấy lý luận biện và đừng hiện sắc giận, bằng người kia luận lý cũng không đặng, thời khéo lời phương tiện mà lui. huống nhơn việc nhỏ mà mình nổi giận tranh đua hay sao?
  32. Kinh Thập Giới nói: phải dè dặt chớ nên gây gổ, nhường cái phải cho người, đem việc quấy về mình, thấy người gây gổ, ta nói giải hòa đôi bên.
  33. Có người lễ Phật ta chẳng đặng đứng gần và đi ngang qua trước đầu người lạy.
  34. Phàm chắp tay chẳng đặng 10 ngón so le, chẳng đặng trống bộng ở giữa, chẳng đặng nhét ngón tay trong lỗ mũi, bằng phải ngang ngực, cao thấp vừa chừng.
  35. Thầy lạy Phật, chẳng đặng cùng thầy đồng lạy, phải theo sau xa thầy mà lạy, nghĩa là lạy ở sau thân thầy và cũng chẳng phải khít gần một bên.
  36. Tay cầm kinh tượng, chẳng đặng vì người xá lễ, bởi kinh tượng chính người trời còn tôn kính, đâu được phép cầm kinh tượng mà xá người ư!?
  37. Phàm lễ kính, phải tinh thành quán tưởng.
  38. Phàm nghe pháp phải nghe mà nhớ, nhớ mà tu, chẳng đặng chuyên nhớ lời hay, để giúp câu văn lý luận. Chuyên nhớ lời hay, mà không thực hành, thời không ích chi cho đạo.  Như người nói ăn mà không ăn, thời bao giờ no bụng, cũng như đếm ngọc báu của người, rốt cuộc mình không có một đồng nhỏ. Bằng cậy tài nghề, khoe khoang chỗ tri kiến, không cần tỏ lý, thêm lớn cây cờ ngã mạn, trở thành thuốc độc.
  39. Người xua nói: việc học của người quân tử vào lỗ tai, để trong lòng, bủa khắp tứ chi bày theo khi động tịnh.
  40. Còn học của kẻ tiểu nhơn vào lỗ tai, ra lỗ miệng trong khuôn khổ tai miệng chừng bốn tấc thôi, đâu đủ, cho tốt cái thân bảy thước ư!?
  41. Chẳng đặng dùng miệng thổi bụi trên kinh, có hai lỗi: (1) – hơi hôi trong miệng ; (2) mất tâm cung kỉnh ; cần phải lấy vật sạch lau đó.
  42. Văn Thù Vấn Kinh nói: sắm sửa đồ cúng dường mà lấy miệng thổi sạch bụi trên đồ cúng đó.
  43. Kinh Thập Giới nói: “dè dặt chớ nên gây gổ, nhường việc phải cho người, đem cái quấy về mình, thấy người gây gổ, thời ta nên nói lời hòa giải đôi bên”.
  44. Dù một câu kinh, một bài kệ, trăm nghìn kiếp còn khó được gặp, cho nên dù học chẳng hiểu nghĩa, nhưng y theo đó mà tụng đọc cũng gieo trồng được căn lành. Cho nên ta phải hết lòng tôn trọng.  Luật dạy chớ nằm mà đọc kinh, nếu vừa biết mình mỏi mệt, sanh tâm biếng nhác, liền phải nhớ tưởng mạng người trong hô hấp như cứu lửa cháy đầu, có thì giờ nào rảnh đâu mà hòng trể nãi biếng lười.
  45. Kinh Hoa Nghiêm – bài kệ Nhiễu Tháp rằng:

muốn đi nhiễu tháp

cầu cho chúng sanh,

ra làm phước lành,

xét thông ý đạo. 

Nhiễu tháp ba vòng, cầu cho chúng sanh.  đặng ý nhất quyết. chẳng dứt 4 việc mừng: (1) vui mừng vì sự trong sạch, ít sựa ưa thèm năm món dục lạc (2) vui mừng về sự tu nhiều hạnh tốt được xa lìa các món vui của đời sanh diệt (3) vui mừng không còn lầm lỗi, được cái vui pháp chánh định (4) vui mừng về sự đổi cái vui ở đời thành cái vui của đạo, cái vui chứng quả bồ-đề.

  1. Kinh Thập Giới nói: khi ăn thì không nói, khi nằm thì không luận, tinh cần nhớ nghĩa, ôn cũ biết mới. Ngồi thì thiền-định, dậy thì tụng kinh.  Giới hạnh như đây mới thật là đệ-tử của Phật.
  2. Ta không có con mắt-huệ thì đâu có đủ cái thấy sáng suốt để xét biết bậc thầy kia phải quấy thế nào, đức độ chúng-tăng lớn như biển, Phật còn khen ngợi, nếu ta chỉ trích, tự mắc khổ báo vậy.
  3. Bạn lành giúp điều nhơn, thông thạo việc đời, cho nên bạn lành có công răn nhắc lẫn nhau, có sức tạo thành đức hạnh, như qua biển lớn, buồm lái giúp nhau. Bộ Thuận Chánh Luận nói: bạn lành hay làm các hạnh thanh cao.  Kinh Hoan Dự nói: người bạn hiền là nền tảng của muôn phước, có thể làm cho ta hiện đời khỏi lao ngục nhà vua và sau khi chết vượt khỏi cửa ba đường ác, đắc đạo sanh thiên cũng nhờ bạn lành giúp đỡ.